Nguyên nhân của tật loạn thị
Nguyên nhân của tật loạn thị
Tìm hiểu nguyên nhân tật Loạn thị, những biểu hiện và cách chữa.
Loạn thị là gì
Mô tả một cách khái quát nhất thì, mắt bị loạn thị khi các tia sáng của vật được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người bị bệnh loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ ràng. Dễ hiểu hơn mắt bị loạn là mắt có 2 độ khác nhau vì vậy người bị loạn khi nhìn 1 vật thể sẽ thấy 2 hoặc 3 ảnh mờ.
Nguyên nhân của bệnh loạn thị là gì
Mắt loạn thị có nguyên nhân chủ yếu là do giác mạc có hình dạng bất thường. Giác mạc bình thường sẽ có hình cầu, nhưng khi bị loạn thị giác mạc sẽ có độ cong không đều. Chính sự thay đổi độ cong của bề mặt giác mạc làm cho hình ảnh hội tụ thành nhiều điểm trên võng mạc, dẫn đến hình ảnh nhìn bị mờ nhòe, biến dạng.
Bị loạn thị có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào sự phối hợp của loạn thị với cận thị, hoặc viễn thị: loạn cận, loạn viễn, loạn cận kép, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp.
Những dạng bệnh loạn thị
Dưới đây, Ngày Mới xin giới thiệu với các bạn một số hiện tượng loạn thị phổ biến.
Loạn cận
Loạn cận là khi mắt của người bệnh có 2 độ cận trên cùng 1 mắt.
Loạn viễn
Loạn viễn là khi mắt của người bệnh có 2 độ viễn trên cùng 1 mắt.
Loạn hỗn hợp
Loạn hỗn hợp là khi mắt của người bệnh có 2 độ vừa cận và viễn trên cùng 1 mắt.
Dấu hiệu, biểu hiện nhận biết mắt bị loạn thị là gì?
– Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe đi.
– Tầm nhìn nhân đôi, nhìn một vật có thể xuất hiện 2 – 3 bóng mờ.
– Khó khăn khi nhìn ở bất kỳ khoảng cách nào.
– Một số biểu hiện kèm theo như: nhanh mỏi mắt, đau đầu, đau cổ, chảy nước mắt…
Bệnh nhân bị loạn thị hầu hết đều do bẩm sinh, một số ít liên quan đến thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt.
Như hình ảnh trên chúng ta có thể nhận thấy mắt của người bị tật loạn thị và cận thị cho biểu hiện gần giống nhau, khác biệt ở việc mắt bị loạn thị sẽ nhạy cảm với ánh sáng hơn nên khi nhìn những vùng ánh sáng mạnh sẽ thấy loá hơn mắt cận hoặc viễn đơn thuần.
Tương tự như cận thị và viễn thị, loạn thị là một tật khúc xạ có thể tăng độ nặng (độ loạn) nếu chúng ta chăm sóc mắt không tốt, cung cấp thiếu dinh dưỡng, không chịu đeo kính thuốc điều chỉnh loạn thị hay không đeo kính bảo hộ khi lao động. Chính vì vậy, bạn đừng nên xem thường căn bệnh này vì nó có thể trở nặng bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng nhiều đến học tập cũng như công việc hàng ngày của chúng ta.
Loạn thị nhẹ sẽ không cần điều trị nhưng nếu
thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.
thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.
Dưới đây là các cách chữa bệnh loạn thị phổ biến:
– Kính thuốc: đây là phương pháp điều trị đơn giản, phổ biến, mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng nhất. Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều trị bằng kính thuốc. Và để trả lời cho câu hỏi “loạn thị bao nhiêu độ là nặng“, bạn nên tìm hiểu và gặp trực tiếp bác sĩ nhãn khoa để biết được được tư vấn loại tròng kính phù hợp.
– Phẫu thuật: với một số trường hợp mắt bị loạn thị nặng và không thể điều chỉnh bằng kính thuốc, khách hàng sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, phổ biến nhất có thể kể đến phẫu thuật Lasik, hiện là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
– Ortho-K (Orthokeratology) customize: phương pháp này sẽ sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế rất đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm, làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau. Kính áp tròng sẽ được đeo mỗi đêm khi ngủ, lặp đi lặp lại để người bệnh có được đôi mắt sáng rõ vào ngày hôm sau.
Cách phòng ngừa bị loạn thị
Bệnh loạn thị do di truyền thì sẽ không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia mắt, loạn thị nếu do những nguyên nhân khác gây nên thì hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế bằng cách:
– Làm việc nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh để mắt nhìn ở nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ khi làm việc nơi có nguồn ánh sáng quá mạnh và chói.
– Hạn chế tối thiểu những tổn thương có thể xảy ra cho mắt.
– Thư giãn và dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi khi phải làm việc nhiều với máy tính, hoặc đọc sách.
– Nếu có các bệnh lý về mắt nên điều trị dứt điểm sớm để tránh các biến chứng có thể gây loạn thị.
– Khi đã bị loạn thị, nên đi kiểm tra và điều trị sớm, để tránh biến chứng nặng về sau.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin A tốt cho mắt, như: cà rốt, gấc, cà chua…
Đón chào Ngày Mới bằng đôi mắt sáng
Ngày Mới rất vui vì lòng được cung cấp những thông tin liên quan đến việc bảo vệ đôi mắt và càng vui hơn khi được bạn tiếp nhận.
Nguyên nhân của tật loạn thị
Reviewed by Mắt Kính Ngày Mới
on
04 September
Rating:
No comments: